Không chạm vào bề mặt nóng, dùng quai, núm. Chú ý khi có trẻ em ở gần. Rút phích cắm, để nguội trước khi vệ sinh lau chùi. Nên vệ sinh lau chùi thường xuyện nồi, mâm nhiệt, nắp nồi. Không dùng đồ lau cứng, chỉ dùng vải mềm. Không để ngoài trời. Không để gần nguồn nhiệt. Thường 1 lon gạo cho 1,25 lon nước. Phòng ngừa điện giật: - Kiểm tra dây điện từ phích cắm đến thiết bị còn nguyên vẹn, không bị trầy xước, bong tróc. - Để thiết bị chắc chắn trước khi cắm điện. - Đảm bảo tay khô ráo, phích cắm khô ráo trước khi cắm điện. Nắp nồi, tấm silicon Nồi (phần đựng cơm) Thân nồi, Quai nhắc nồi Mâm nhiệt Công-tắc, đèn báo nấu (cook) và đèn bao ủ (warm) Rơ-le nhiệt. 3. Nguyên lý hoạt động: Sơ đồ nối dây: Theo thời gian, nhiệt độ nồi cơm tăng dần đến nhiệt độ ngưỡng (thường khoảng trên 100oC) của rơ-le nhiệt M thì cộng tắc K hở ra. Lúc này dòng điện từ dây pha L qua cầu chì nhiệt F, qua R2 (qua L2 nhưng dòng rất nhỏ không đủ để đèn này sáng do sụt áp trên R2 rất nhỏ), qua điện trở phụ R1 (qua đèn L1 dòng đủ lớn để đèn này sáng do sụt áp trên R1 lớn) rồi về dây nguội N. Lúc này đèn Đ1 sáng, nồi cơm ở chế độ giữ nóng. Rơ-le nhiệt ở nồi cơm điện thường dùng dựa trên nguyên lý nam châm vĩnh cửu bị suy giảm từ tính khi nhiệt độ tăng lên. Ở nhiệt độ thấp từ tính mạnh, lực hút nam châm thắng lò xo nên giữ công tắc K đóng được. Khi nhiệt độ lên cao, từ tính suy giảm và lực hút yếu dần, đến một ngưỡng lực hút yếu hơn lực lò xo, lò xo sẽ bung và công tắc K chuyển sang trạng thái mở ra. 4. Hư hỏng thường gặp: Lưu ý: trước khi thao tác có khả năng chạm đến phần điện sống, trước hết phải cúp điện và đo kiểm tra chắc chắn không còn điện.
|