![]() 1. Chú ý khi sử dụng Vệ sinh lau bóng đèn sạch bụi bám sẽ tăng độ sáng. Hạn chế bật tắt đèn nhiều lần. Bật tắt càng nhiều đèn càng mau hỏng. Tránh làm bể/ vỡ bóng vì bên trong có thủy ngân và chất bột huỳnh quang là những chất độc hại. Nếu chẳng may bóng huỳnh quang bị bể/ vỡ, nên thu dọn ngay, hốt gom mãnh vỡ cho vào bao ny-lon và cột kín, lau sạch chỗ rơi vãi, mở cửa phòng để thông thoáng giải phóng các chất độc hại là hơi thủy ngân và bột huỳnh quang. 2. Cấu tạo và các bộ phận của đèn huỳnh quang Bóng đèn huỳnh quang Starter (tắc-te, con chuột, ...) Tăng-phô (Tranformateur, chấn lưu, ...). Chân đèn Máng đèn Dây nối 3. Nguyên lý hoạt động đèn huỳnh quang Sơ đồ đèn huỳnh quang đấu nối tiếp các phần tử với nhau: từ nguồn dây pha (dây nóng) qua công-tắc, tăng-phô, tim đèn 1, starter, tim đèn 2 rồi về dây nguồn trung tính (dây nguội) như hình sau đây: ![]() Khi bật cộng-tắc, nguồn điện kín mạch, ban đầu giữa 2 tim bóng đèn cách điện do khí trong bóng đèn chưa dẫn điện, dòng điện qua mach rất nhỏ, hầu như toàn bộ điện áp nguồn (220VAC) đặt lên 2 đầu cực starter, điện áp này cao hơn điện áp phóng điện của starter nên starter phóng điện và tạo hồ quang gây nóng starter, tiếp điểm lưỡng kim nhiệt trong starter nóng lên và đóng kín mạch tạo dòng điện khá lớn qua 2 tim đèn, 2 tim đèn nóng lên làm bức xạ các điện tử từ lớp oxyt phủ trên tim đèn làm i-on hóa 1 vùng khí tại 2 đầu đèn, trong thời gian này do starter kín mạch làm triệt tiêu điện áp trong starter, hồ quang trong starter cũng biến mất, starter nguội đi làm tiếp điểm lưỡng kim nhiệt trở về trạng thái ban đầu và hở ra, ngắt dòng điện chạy qua mạch tim đèn đột ngột, do tính cảm kháng của tăng-phô nên tạo ra 1 điện áp khá cao trên 2 đầu bóng đèn gây hiện tượng phóng điện trong khí kém vì lúc này đã có 1 lượng i-on sẵn có trong bóng đèn, khi hiện tượng phóng điện trong bóng đèn xảy ra, càng tạo ra nhiều i-on hơn duy trì một dòng điện ổn định qua tăng-phô, tim đèn 1, bóng đèn, tim đèn 2. Dòng i-on di chuyển qua lại dọc theo bóng đèn va chạm vào lớp bột huỳnh quang trên thành bóng đèn sẽ kích thích làm bột huỳnh quang phát sáng, quá trình phóng điện thành công làm đèn sáng. Tùy vào loại khí trong bóng đèn và lớp huỳnh quang trên thành bóng sẽ cho các loại ánh sáng có màu sắc khác nhau. 4. Các hư hỏng thường gặp Lưu ý: trước khi thao tác có khả năng chạm đến phần điện sống, trước hết phải cúp điện và đo kiểm tra chắc chắn không còn điện.
5. Các thông tin khác về đèn huỳnh quang Cỡ bóng đèn Huỳnh quang Ban đầu công nghệ cũ chỉ chế tạo được bóng T10, sau đó cộng nghệ được cải thiện người ta chế tạo được bóng T8, rồi T5 Bóng có đường kính nhỏ cho hiệu suất chiếu sáng cao hơn. Các cỡ bóng huỳnh quang phân biệt theo đường kính ống: T10: 38mm T8: 26mm T5: 16mm |